Hotline: 0967 81 17 17 | 0613 851 532
 
Time 18.12.2015 09:54 | View 19,467

1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh tật làm thay đổi tâm lý người bệnh. sự biến đổi tâm lý đó càng rõ rệt vì họ phải trải qua một thử thách lớn, đó là cuộc phẫu thuật. Diễn biến tâm lý đó có tác động hai chiều tới sự thành công của cuộc phẫu thuật. Tâm lý ổn định, an tâm và tin tưởng vào điều trị có thể giúp họ phục hồi nhanh hơn, ngược lại bệnh nhân quá lo lắng, nghi ngờ kết quả điều trị, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị mà đặc biệt là quá trình gây mê hồi sức.

Hiện nay sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật giúp công tác khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó vấn đề giao tiếp, chăm sóc, giáo dục sức khỏe đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc, phục vụ sức khỏe bệnh nhân. Theo nghiên cứu về khảo sát tâm lý BN trước phẫu thuật tại khoa Ngoại tổng hợp-BVĐK Ba Tri năm 2013 cho thấy: Tâm lý lo lắng nhất của BN trước phẫu thuật là sợ đau 58%, lo lắng về kinh tế 26%..[2]. Dựa vào những chỉ số trên, nên tôi chọn làm đề tài này để tìm hiểu sâu hơn về tâm lý của bệnh nhân được chuẩn bị phẫu thuật tại phòng chờ mổ- Bệnh viện ĐKKV Định Quán năm 2015.

1.1.Mục tiêu nghiên cứu

   1.1.1.Mục tiêu tổng quát:

            - Đánh giá tâm lý bệnh nhân và các yếu tố liên quan đến những thay đổi tâm lý của bệnh nhân trước phẫu thuật.

  1.1.2.Mục tiêu cụ thể:

1. Xác định tỉ lệ bệnh nhân được tư vấn, giải thích tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật, phương pháp vô cảm  trước mổ tại bệnh viện ĐKKVĐQ.

2. Xác định tỉ lệ bệnh nhân muốn được gây mê hay gây tê trước phẫu thuật tại bệnh viện ĐKKVĐQ.

3. Xác định được tâm lý chung, các vấn đề lo sợ của bệnh nhân trước phẫu thuật, Xác định tỉ lệ bệnh nhân có bệnh lý nội khoa trước mổ.

4. Xác định các yếu tố liên quan đến những thay đổi tâm lý bệnh nhân trước phẫu thuật: về tuổi, nghề nghiệp, dân tộc, …

2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.Tâm lý bệnh

Bệnh tật là một sự cố không ai mong muốn, vì vậy khi mắc bệnh ai cũng thấy lo lắng, mức độ lo lắng phụ thuộc vào tính chất của bệnh nặng hay nhẹ và diễn biến tâm lý của người bệnh. Sự quan tâm của thầy thuốc và điều dưỡng nhiều hay ít. Muốn điều trị và chăm sóc người bệnh được tốt, cán bộ y tế không chỉ khám bệnh chẩn đoán và điều trị mà còn phải quan tâm tới những diễn biến tâm lý của người bệnh ngay từ khi họ bước chân tới khám bệnh và cả quá trình nằm điều trị vì chữa bệnh cho con người phải chú ý tới tâm hồn của con người, phải biết người bệnh lo lắng, buồn phiền như thế nào. Họ tin tưởng ở cán bộ y tế như thế nào? Có như vậy mới đúng nghĩa điều trị và “Chăm sóc toàn diện”. [1]

2.2.Tâm lý của người bệnh nằm điều trị trong bệnh viện và hoạt động chăm sóc[1]

Người bệnh rất sợ nằm viện vì những lý do:

            - Xa người thân trong gia đình, sinh hoạt không thuận tiện như ở nhà.

            - Phải nằm chung phòng với nhiều người bệnh khác nhau, thậm chí phải nằm ghép.

            - Nhiều mùi đặc biệt: thuốc tẩy rửa, thuốc tiêm, thuốc uống, quần áo, chăn màn, đồ dùng của nhiều người bệnh.

            - Tiếp xúc với nhiều người hỏi bệnh, thăm khám: bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên y tế khác, học sinh, sinh viên…

            - Kinh tế: chi phí nhiều mà bản thân không làm ra tiền.

            - Phải  làm nhiều các xét nghiệm: X quang, máu, nước tiểu…

            - Sợ lây nhiễm các bệnh khác.

            - Lo lắng về bệnh tật: không biết có chữa khỏi không?

2.3.Tâm lý bệnh nhân ngoại khoa[4]  

Bệnh ngoại khoa đặc biệt là bệnh cần can thiệp phẫu thuật thường có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, bệnh nhân và người nhà thường rất lo lắng: mổ có nguy hiểm không, ai mổ, sau mổ có lành bệnh không, có để lại di chứng, biến chứng, tàn phế không?... Vì vậy vai trò của người thầy thuốc, điều dưỡng khoa ngoại là hết sức quan trọng, tùy theo trường hợp bệnh nhân mà có tác động tâm lý thích hợp.

2.4.Tâm lý bệnh nhân trước mổ [3]  

Tâm lý người bệnh có thể là lo sợ đau và không thoải mái, sợ do không hiểu biết, sợ biến dạng cơ thể, sợ xa cách người thân, sợ chết, sợ gây mê, sợ thay đổi lối sống sau mổ… Điều dưỡng cần biết nhận thức của người bệnh để giúp đỡ và cung cấp những thông tin trong suốt thời gian trước mổ. Điều dưỡng là người nâng đỡ tinh thần và giúp người bệnh giảm đau buồn, giảm sợ hãi để duy trì và hồi phục niềm tin cho người bệnh.

3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện ĐKKV Định Quán

            Thời gian từ: 01/05/2015 đến 30/08/2015

            3.2. Đối tượng nghiên cứu:

Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bệnh nhân có bệnh lý ngoại khoa, sản khoa, tai mũi họng được lên lịch phẫu thuật chương trình và phẫu thuật cấp cứu trì hoãn tại phòng tiền phẫu khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức.

Cở mẫu: Lấy trọn

            Tiêu chuẩn loại mẫu:

            - Bệnh nhân không hợp tác.

            - Bệnh nhân chậm phát triển tâm thần, câm điếc.

            - Trẻ em dưới 15 tuổi.

            3.3.Kỹ thuật thu thập số liệu: Dữ kiện được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn bệnh nhân trực tiếp bằng bộ câu hỏi được thiết kế  sẵn.(Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Bệnh viện Ba Tri năm 2013 và bài Tâm lý bệnh nhân- nhà xuất bản y học Hà Nội năm 2004 [1], [2]).

3.4.Xử lý số liệu :.

              Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê thông thường bằng máy tính tay.

                        3.5.Kiểm soát sai lệch

                        Sai lệnh thông tin:

                        Thiết kế bộ câu hỏi đúng mục tiêu, rõ ràng về từ ngữ, ngắn gọn, dễ hiểu.

                        Tập huấn kỹ cho người phỏng vấn.

                        Phỏng vấn trực tiếp ở phòng tiền phẫu của khoa.

                        Kiểm soát sai lệch chọn lựa:

                        Khắc phục bằng cách định nghĩa rõ ràng đối tượng cần khảo sát căn cứ vào tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ.

3.6.Vấn đề y đức:

          Nghiên cứu này nhằm đánh giá được tâm lý của bệnh nhân trước phẫu thuật chương trình và cấp cứu trì hoãn, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục để giải thích, động viên bệnh nhân yên tâm, bớt lo lắng, giúp cho công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân đạt hiệu quả tốt nhất, do đó không vi phạm về y đức.

3.7.Nhu cầu bệnh viện và triển vọng áp dụng kết quả nghiên cứu

           Nhu cầu Bệnh viện: Đề tài này giúp tìm ra các hướng giải thích, chăm sóc về tinh thần để bệnh nhân yên tâm, tin tưởng điều trị, giúp cho các cuộc phẫu thuật thành công, khắc phục tối thiểu những tai biến, rủi ro có thể xảy ra và thực hiện công tác chăm sóc người bệnh được toàn diện.

Triển vọng áp dụng kết quả đề tài: Sau khi hoàn thành đề tài

Việc xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân  cũng như các vấn đề lo sợ của bệnh nhân trước mổ là bằng chứng rất có ý nghĩa đối với các nhân viên y tế trong công tác tuyên truyền, tư vấn, chuẩn bị tốt nhất cho thành công cuộc mổ. Giảm bớt được các tranh chấp y khoa. Tư vấn để tạo niềm tin giữa hai bên [5].

4.KẾT QUẢ

            4.1.Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu:

Bảng 4.1 Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu (n=160)

Đặt điểm chung

Tần số

(n=160)

Tỉ lệ %

Giới tính

Nam

110

68,8

Nữ

50

31,2

Độ tuổi

<20

14

8,8

20-40

63

39,4

41-60

65

40,6

>60

18

11,2

Địa phương

Tân Phú

68

42,5

Định Quán

87

54,4

Khác

11

6,9

Dân tộc

Kinh

134

83,8

Hoa

15

9,3

Khác

11

6,9

Trình độ

Cấp 1

72

45

Cấp 2

63

39,4

Cấp 3

21

13,1

> Cấp 3

4

2,5

Nghề nghiệp

CNV

10

6,3

Buôn bán

18

11,2

Làm rẩy

101

63,1

Khác

31

19,4

Loại bệnh

Ngoại

149

93,1

Sản

4

2,5

TMH

7

4,4


Nhận xét: Đa số bệnh nhân phẫu thuật chương trình và cấp cứu trì hoãn là nam chiếm 68,8%, bệnh nhân có độ tuổi 40-60 chiếm 40,6%, bệnh nhân có trình độ cấp 1 chiếm 45%. Bệnh nhân ở khu vực Định Quán là 54,4%, dân tộc kinh chiếm 83,8%. Phần lớn bệnh nhân được khảo sát là bệnh ngoại chiếm 93,1%, Bệnh nhân làm rẫy chiếm 63,1%.

4.2 Các yếu tố liên quan:

Bảng 4.2 Liên quan đến nghề nghiệp:

Nghề nghiệp

Tần suất

( Tỉ lệ %)

Sợ

Không sợ

Tần suất

Tỉ lệ(%)

Tần suất

Tỉ lệ(%)

CNV

10(6.25)

7

70

3

30

Làm ruộng

101(63.1)

71

70

30

30

Buôn bán

18(11.25)

13

72

5

28

Khác

31(19.4)

22

71

9

29

Nhận xét: Đa số các bệnh nhân làm ruộng chiếm 63% số người được khảo sát phù hợp với địa lý vùng, bệnh nhân sợ phẫu thuật phân bố đều ở các nghề, buôn bán sợ 72%.

Bảng 4.3 Liên quan đến địa phương:

Phân bố

Tần suất

(Tỉ lệ %)

Sợ

Không sợ

Tần suất

Tỉ lệ(%)

Tần suất

Tỉ lệ(%)

Tân phú

68(42,5)

48

71

20

29

Định quán

87(54,4)

61

70

26

30

Khác

5(3,1)

4

80

1

20

Nhận xét: Nhìn chung các bệnh nhân đều ở vùng nông thôn gần khu vực bệnh viện, bệnh nhân từ nơi khác đến sợ chiếm(80%).

  Bảng 4.4 Liên quan đến độ tuổi: 

Độ tuổi

Tần suất

(Tỉ lệ %)

Sợ

Không sợ

Tần suất

Tỉ lệ(%)

Tần suất

Tỉ lệ(%)

<20 T

14(8,8)

10

71

4

29

20-40 T

63(39,4)

44

70

19

30

41-60 T

65(40,6)

46

71

19

29

>60 T

18(11,2)

13

72

5

28

Nhận xét: Bệnh nhân ở độ tuổi nào khi phải phẫu thuật cũng sợ(>=70%)

Bảng 4.5 Liên quan đến học vấn:

Trình độ

Tần suất

Tỉ lệ(%)

Sợ

Không sợ

Tần suất

Tỉ lệ(%)

Tần suất

Tỉ lệ(%)

Cấp I

72(45)

50

69

22

31

Cấp II

63(39,4)

44

70

19

30

Cấp III

21(13,1)

15

71

6

29

>Cấp III

4(2,5)

3

75

1

25

Nhận xét: Những bệnh nhân có trình độ học vấn > Cấp III sợ phẫu thuật chiếm(75%).

Bảng 4.6 Phân loại bệnh tật của bệnh nhân:

Trình độ

Tần suất

(Tỉ lệ%)

Sợ

Không sợ

Tần suất

Tỉ lệ(%)

Tần suất

Tỉ lệ(%)

Ngoại khoa

149(93.1)

104

70

45

30

Sản khoa

4(2.5)

3

75

1

25

T-M-H

7(4.4)

5

71

2

29

Nhận xét: Bệnh nhân Sản khoa sợ 75%

4.3.Bệnh lý nội khoa kèm theo:

            Bảng 4.7 Bệnh nhân có bệnh lý nội khoa kèm theo:

Loại bệnh

Tần suất

(n=25)

Tỉ lệ (%)

Tăng huyết áp

13

52

Thiếu máu cơ tim

2

8

Đái tháo đường

1

4

Hen phế quản

0

0

Nhóm bệnh khác

9

36

Nhận xét: Bệnh nhân bị tăng HA kèm theo chiếm (52%)

4.4.Tình trạng ăn ngủ của bệnh nhân

Bảng 4.8 Đánh giá tình trạng ăn ngủ của bệnh nhân

Mức độ

Tần suất

Tỉ lệ (%)

Ăn được

15

9.38

Ăn không được

16

10

Ngủ ít

35

21,9

Ăn ngủ bình thường

111

69.38

Nhận xét: Đa số bệnh nhân ăn ngủ bình thường( 69.38%). Ngủ ít chiếm 21

Bảng 4.9  Bệnh nhân được tư vấn về bệnh, PP phẫu thuật trước mổ

Tư vấn Bệnh, PPPT

Tần suất

( Tỉ lệ %)

Sợ

Không sợ

Tần suất

Tỉ lệ(%)

Tần suất

Tỉ lệ(%)

146(91.25%)

102

69.86

44

30.14

Không

14(8.75%)

 

10

71.42

4

28.58

Nhận xét: Trong số 91,25% bệnh nhân đã được tư vấn trước phẫu thuật có tới 69,86 % bệnh nhân vẫn còn sợ khi chuẩn bị phẫu thuật.

            Bảng 4.10 Bệnh nhân được tư vấn về phương pháp vô cảm

Tư vấn PPVC

Tần suất

(n=160)

Tỉ lệ (%)

55

34,4

Không

105

65,6

Nhận xét: Có đến 65,6% bệnh nhân không được tư vấn về PPVC trước mổ.

Bảng 4.11 Tâm lý bệnh nhân đã từng được phẫu thuật

Phẫu thuật

Tần suất(%)

Sợ

Không sợ

 

 

Tần suất

Tỉ lệ(%)

Tần suất

Tỉ lệ(%)

Đã PT

45 (28,1%)

32

71

13

29

Chưa từng PT

115(71,9)

81

70

34

30

            Nhận xét: Đa số bệnh nhân chưa từng được phẫu thuật lần nào chiếm 71,9 %. Có 71% bênh nhân đã từng phẫu thuật vẫn còn sợ khi phải phẫu thuật .

Bảng 4.12 Đánh giá các vấn đề lo lắng của bệnh nhân trước mổ

Vấn đề lo sợ của BN

Sợ

Không sợ

Tần suất

Tỉ lệ(%)

Tần suất

Tỉlệ(%)

Bị cô đơn

45

28,1

115

71,9

Cởi bỏ trang phục

49

30,6

111

69,4

Tiếp xúc với mùi thuốc

39

24,4

121

75,6

Đau

132

82,5

28

17,5

Không đủ tiền

78

48,8

82

51,2

Ảnh hưởng tới công việc

82

51,2

78

48,8

Lâu hồi phục

129

80,6

31

19,4

Lây nhiễm bệnh khác

105

65,6

55

34,4

Tái phát

109

68,1

51

31,9

Rủi ro

101

63,1

59

36,9

Nhận xét: Trước khi phẫu thuật bệnh nhân phải lo sợ nhất là sợ đau 82,5%

Bảng 4.13 Tâm lý bệnh nhân mong muốn được chọn PP vô cảm.

PPVC

Tần suất

(n=160)

Tỉ lệ(%)

Gây mê

67

41.9

Gây tê

93

58.1

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân mong được gây tê cao hơn gây mê, chiếm 58,1%.

5.BÀN LUẬN          

 5.1.Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu

        Trong 160 bệnh nhân phẫu chương trình tại khoa PTGMHS nam giới chiếm tỉ lệ cao (68.8%), độ tuổi 40-60 chiếm tỉ lệ cao(40.6%),dân tộc kinh chiếm tỉ lệ đa số (83.8%), bệnh nhân ở Định Quán chiếm tỉ lệ cao(54.4%), nghề nghiệp chủ yếu của bệnh nhân là làm rẩy(63.1%). Bệnh nhân nhập viện mổ chương trình chủ yếu là bệnh ngoại khoa (93.1%). 

5.2.Vấn đề tư vấn, giải thích cho bệnh nhân trước mổ

- Từ bảng4.9 cho ta thấy bệnh nhân được tư vấn trước phẫu thuật là 91.25%. Việc làm này rất cần thiết góp sự thành công cho cuộc mổ. Bệnh nhân và thân nhân có thể hiểu rõ về tình trạng bệnh tật của mình, những tai biến và nguy hiểm có thể xảy ra trước –trong-và sau phẫu thuật, cũng như để họ biết được với bệnh tật của mình thì gây mê hay gây tê tốt hơn.Nhưng trong đa số bệnh nhân đã được tư vấn về tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật trước mổ thì vẫn còn 69.86% bệnh nhân vẫn còn sợ, điều này cho thấy công tác tư vấn đạt hiệu quả chưa cao.

5.3.Nhu cầu của bệnh đối với các phương pháp vô cảm

- Từ bảng 4.10 cho ta thấy có tới 65,6% bệnh nhân không được tư vấn về phương pháp vô cảm trước mổ. Phần lớn trước mổ ai cũng mong muốn được biết mình gây tê hay gây mê khi mổ. Việc giải thích chuẩn bị tâm lý cho họ trước mổ là rất cần, vì 1 số bệnh nhân chỉ mong được gây mê chứ không phải gây tê, và ngược lại. Nếu như bệnh nhân được giải thích và xác định tư tưởng trước thì họ sẽ hợp tác tốt hơn và cuộc mổ sẽ nhiều thuận lợi hơn.

- Từ bảng 4.13 cho thấy 58.1% bệnh nhân mong được gây tê khi mổ. Số bệnh nhân này họ cho rằng gây tê sẽ tỉnh táo, đỡ mệt hơn gây mê. Điều này cho thấy khi bệnh viện phát triển về gây tê tủy sống rất phù hợp với thực tế yêu cầu của người bệnh.

5.4.Tâm lý bệnh nhân trước phẫu thuật:

Qua khảo sát 160 bệnh nhân được phẫu thuật chương trình và cấp cứu trì hoãn tại phòng tiền phẫu khoa PTGMHS – Bệnh viện ĐKKV Định Quán, chúng tôi đưa ra được những đặc điểm của bệnh nhân liên quan đến những thay đổi tâm lý của bệnh nhân trước phẫu thuật như sau:     

- Từ bảng 4.6 cho ta thấy đa số bệnh nhân mổ chương trình là Ngoại khoa chiếm 93.1 %. Bệnh nhân sản khoa sợ khá cao 75%, có lẽ đa số là nữ nên bệnh nhân yếu đuối hơn.Theo nghiên cứu của BVĐK Ba Tri thì tỉ lệ bệnh sản sợ là 73,4%, do bệnh mổ cấp cứu chưa chuẩn bị tâm lý tốt.

- Từ bảng 4.7 cho ta thấy bệnh nhân trước mổ có bệnh lý tăng huyết áp là 52%. Các bệnh nhân trước phẫu thuật đều có những sự lo lắng, đối với bệnh nhân tăng huyết áp sự lo lắng này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình gây mê hồi sức và quá trình hồi phục của bệnh nhân. Vì vậy việc chuẩn bị tốt về tâm lý,giải thích về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi…cho bệnh nhân trước mổ là hết sức quan trọng.

- Từ bảng 4.8 cho ta thấy mỗi bệnh nhân trước khi mổ bao giờ cũng lo lắng, hầu hết bệnh nhân tin tưởng vào bác sỹ và khoa phòng là nơi điều trị tốt. Nhưng vẫn còn một số bệnh nhân lo lắng về ngủ ít chiếm 21,9%.Theo kết quả nghiên cứu BVĐK Ba Tri tỉ lệ này là 12%. Đó là đặc điểm tâm lý thường gặp ở bệnh nhân trước mổ chương trình và cấp cứu trì hoãn. Việc tìm hiểu đặc điểm tâm lý và giải thích chu đáo cho bệnh nhân để giảm bớt sự mất ngủ cũng có ý nghĩa lớn cho việc thành công của cuộc mổ.

- Từ bảng 4.11 Số bệnh nhân đến phẫu thuật lần đầu là 71,9 %, con số này có ý nghĩa nếu chúng ta tư vấn, giải thích tốt thì bệnh nhân sẽ yên tâm, bớt lo lắng hơn, vì lần đầu phẫu thuật còn nhiều hoang mang, lo lắng… Trong số những bệnh nhân đã từng được phẫu thuật vẫn còn tới 71 % bệnh nhân lo sợ khi mổ lần 2.

- Từ bảng 4.12 cho ta thấy tâm lý bệnh nhân trước cuộc mổ lo sợ rất nhiều vấn đề: Có tới 82,5% bệnh nhân sợ đau, theo kết quả của BV ĐK Ba Tri tỉ lệ lo lắng về sợ đau chiếm 58%, ít hơn so với bệnh viện chúng ta. Có 80,6% bệnh nhân sợ lâu hồi phục, 68,1% bệnh sợ bị tái phát lại, 65,6% bệnh nhân sợ bị lây nhiễm bệnh khác, 63% bệnh nhân sợ bị rủi ro trong khi mổ…Với các chỉ số có được qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy khi bệnh nhân chuẩn bị mổ không được tiếp xúc với gia đình họ, không có người thân bên cạnh thì việc quan tâm, động viên, giải thích của điều dưỡng và các nhân viên y tế để chia sẻ, giúp họ vượt qua được các lo sợ trước mỗi cuộc mổ là hết sức cần thiết và quan trọng. 

5.5. Các yếu tố liên quan đến tâm lý bệnh nhân:

- Từ bảng 4.2 cho ta thấy bệnh nhân làm ruộng chiếm 63.1%, tất cả các nghề khác nhau đều sợ khi phẫu thuật ( chiếm 70-72%).

- Từ bảng 4.3 cho ta thấy đa số bệnh nhân đến từ Định Quán (54,4%). Trong số 3,1% bệnh  nhân từ nơi khác đến có 80% bệnh nhân sợ khi ở phòng chờ mổ. Điều này cũng dễ hiểu vì ở gần bệnh viện dễ tìm hiểu thông tin và bệnh nhân cảm thấy yên tâm hơn. Còn bệnh nhân ở xa đến chưa tìm hiểu được nhiều thông tin về bệnh viện nên lo lắng hơn.

- Từ bảng 4.4 cho ta thấy bệnh nhân ở độ tuổi nào khi phải phẫu thuật cũng sợ, bệnh nhân > 60T sợ 72%. Điều này dễ hiểu, bởi người già họ hay có tâm lý lo sợ hơn.

- Từ bảng 4.5 cho ta thấy đa số bệnh nhân đến phẫu thuật có trình độ cấp 1 (45%). Theo nghiên cứu của BVĐK Ba Tri cho thấy BN có tâm lý lo lắng, sợ hãi đa phần sống ở nông thôn,có trình độ văn hóa thấp, họ ít thường xuyên tiếp cận thông tin y tế, còn ở BV chúng ta bệnh  nhân lo sợ chiếm tỉ lệ cao là bệnh nhân có trình độ học vấn trên cấp 3(75%), có lẽ phù hợp với điều kiện vùng miền, do người nông dân quen với gian lao, khổ cực họ sẽ chấp nhận thử thách đến với mình hơn…

6.KẾT LUẬN

6.1.Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn, giải thích về tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật trước mổ là: 91,25%. Bệnh nhân không được tư vấn về phương pháp vô cảm trước mổ là: 65,6%.

6.2.Tỷ lệ bệnh nhân mong muốn được gây tê trước mổ là 58,1%.

6.3.Tâm lý lo lắng nhất của bệnh nhân trước phẫu thuật là sợ đau chiếm 82,5%. Tỷ lệ bệnh nhân có bệnh lý tăng huyết áp kèm theo là 52%.

6.4.Tuổi mắc bệnh phải mổ chương trình và cấp cứu trì hoãn từ 41-60 chiếm tỉ lệ cao 40,6%, nam nhiều hơn nữ giới chiếm 68,8%. Đa số bệnh nhân học cấp 1(45%).

     Bệnh nhân Ngoại khoa chiếm đông hơn các bệnh khác (93.1%).  

KIẾN NGHỊ

Mỗi khoa nên có phòng tư vấn cho bệnh nhân, có thể ghi âm để phát trên loa. Việc tư vấn cho bệnh nhân trước mổ hết sức quan trọng nhằm tạo tâm lý thoải mái cho cả bệnh nhân lẫn bác sĩ. Việc tư vấn giúp cả hai bên đều chuẩn bị kỹ càng cho cuộc mổ từ tâm lý đến tiền bạc, trang thiết bị. Tư vấn kỹ sẽ hạn chế việc khiếu kiện khi biến chứng xảy ra, tạo niềm tin giữa bác sĩ và bệnh nhân.

Phòng điều dưỡng và các điều dưỡng trưởng khoa thường xuyên nhắc nhở cho các nhân viên mình thực hiện tốt quy trình chuẩn bị bệnh nhân trước mổ.

  Khoa phòng cần tăng cường tư vấn giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân, đặc biệt bệnh nhân chuẩn bị làm thủ thuật, phẫu thuật.

Điều dưỡng cần nhiều thời gian, quan tâm hơn nữa về công tác tư vấn bệnh nhân trước phẫu thuật.

  Bác sỹ khoa ngoại, khoa sản, CCĐK, LCK, khoa gây mê hồi sức và kỹ thuật viên gây mê cần tư vấn cho bệnh nhân về phương pháp phẫu thuật và phương pháp vô cảm để giảm thiểu sự lo lắng của bệnh nhân trước mỗi cuộc phẫu thuật.

Đối với những bệnh nhân từ nơi khác đến, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến họ, tạo điều kiện giúp đỡ, giải thích chu đáo không những tạo niềm tin mà còn góp phần quảng bá thương hiệu bệnh viện tới những người thân và gia đình họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ môn Quản lý điều dưỡng, Nhà xuất bản y học Hà Nội (2004)Tâm lý của người bệnh, tr. 257-260.

 [2] Bệnh viện Đa khoa Ba Tri (2013), “Nghiên cứu về khảo sát tâm lý bệnh nhân trước phẫu thuật tại khoa Ngoại tổng hợp”.

[3] . Phan Thị Hồ Hải, chuẩn bị người bệnh trước mổ. Bài giảng bệnh học ngoại khoa tập 1. Đại học Y Dược TP HCM, 1985. Nhà xuất bản Y học, 1985, tr. 9 - 11.

[4]  Phạm Thị Minh, chuẩn bị tiền phẫu trong chăm sóc ngoại khoa. Tài liệu thí điểm giảng dạy điều dưỡng trung học. Đề án hỗ trợ hệ thống đào tạo 03 -SIDA, Hà Nội 1994, trang 3 - 8.

[5] ‘’Tư vấn trước mổ- Quyền của người bệnh’’- Tuổi trẻ Online.

Tuoitrevn/tin/song-khoe/20141029/tu-van-truoc-mo/664372html.


Liên kết

Thống kê truy cập

Trực tuyến 2
Hôm nay 3
Hôm qua 795
Cao nhất (29.03.2024) 6648
Tổng cộng 1,141,039