Hotline: 0967 81 17 17 | 0613 851 532
 
Time 27.01.2015 02:41 | View 13,714
I. Đặt vấn đề :
Nhiễm khuẩn bệnh viện là hậu quả trong thực hành điều trị và chăm sóc người bệnh. Việc giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện góp phần cùng với những biện pháp kiểm soát khác nhằm hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, hạ thấp chi phí điều trị. Người bệnh có thể mắc nhiễm khuẩn bệnh viện nếu nhân viên y tế không tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thực hành vô khuẩn cơ bản trong chăm sóc, điều trị người bệnh. Đặc biệt Điều dưỡng - Hộ sinh là những người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Khảo sát về thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của Điều dưỡng - Hộ sinh ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện ĐKKV Định Quán năm 2014" để có biện pháp chấn chỉnh những sai sót đề phòng nhiễm khuẩn bệnh viện.
II. Mục tiêu nghiên cứu :
1. Mục tiêu tổng quát : Khảo sát về thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của Điều dưỡng - Hộ sinh ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện ĐKKV Định Quán năm 2014.
2. Mục tiêu cụ thể :
- Đánh giá kỹ năng thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của Điều dưỡng - Hộ sinh ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện ĐKKV Định Quán.
- Đánh giá các chỉ số thực hiện của Điều dưỡng - Hộ sinh về công tác vô khuẩn trong quá trình chăm sóc và điều trị cho người bệnh.
III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu :
1. Đối tượng nghiên cứu :
- Điều dưỡng - Hộ sinh ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện ngay trong thời điểm nghiên cứu.
- Loại trừ : Thai sản, đi học dài hạn.
2. Phương pháp nghiên cứu :
- Mô tả cắt ngang
- Thu thập số liệu thông qua thiết kế bộ câu hỏi.
- Cở mẫu : Tính ra theo công thức tính # n = 94
- Xử lý số liệu : Bằng phần mềm Epidata 3.1
Thời gian thực hiện từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2014.
Vấn đề y đức : không vi phạm.
IV. Kết quả nghiên cứu :
1. Dịch tể : 
- Giới :
Nam : 13,80%.
Nữ : 86,20%
Nhận xét : Nam ít hơn nữ, phù hợp với tỷ lệ chung của bệnh viện.
- Trình độ :
CN + CĐ : 23,40%
TC : 76,60%
Nhận xét : Trình độ trung cấp chiếm số nhiều gấp 3 lần cử nhân và cao đẳng.
2. Kỹ năng thực hành :
- Rửa tay, sát khuẩn tay bằng cồn trước khi làm thủ thuật :
Có : 44,70%
Không : 55.30%
Nhận xét : Rửa tay trước khi làm thủ thuật chỉ gần một nửa.
- Rửa tay, sát khuẩn tay bằng cồn sau khi làm thủ thuật :
Có :  85,10%
Không : 14,90%
Nhận xét : Sau khi làm thủ thuật điều dưỡng rửa tay đạt tỷ lệ cao 85,10%.
- Rửa tay đúng quy trình :
Có :  97,90%
Không :  2,10%
Nhận xét : Thực hiện quy trình rửa tay của đối tượng nghiên cứu khá thành thạo, chỉ có 2,1% rửa tay chưa đúng quy trình.
- Sử dụng găng tay :
Có :  93,60%
Không :  6,4%
Nhận xét : Có 6,4% chưa sử dụng găng tay khi thực hiện thủ thuật.
- Phương tiện phòng hộ :
Có : 98,90%
Không :  1,10%
Nhận xét : Chỉ có 1,1% không sử dụng khẩu trang khi thực hiện các thủ thuật.
- Sát khuẩn nắp chai, lọ :
Có :  67%
Không :  33%
Nhận xét : Tình trạng không sát khuẩn nắp chai, lọ thuốc vẫn còn nhiều 33%.
- Sát khuẩn đúng kỹ thuật :
Có :  75,5%
Không :  24,5%
Nhận xét : Tình trạng sát khuẩn khi tiêm thuốc, truyền dịch chưa đạt yêu cầu 24,5%
- Ghi ngày, giờ ở vị trí đặt Catheter :
Có :  92%
Không :  8%
Nhận xét : Có đến 8% không ghi ngày, giờ để theo dõi Catheter khi truyền dịch hoặc lưu kim.
- Sát khuẩn đúng kỹ thuật khi thay băng :
Có :  87,2%
Không :  12,8%
Nhận xét : Khi thay băng điều dưỡng thực hiện kỹ thuật vô khuẩn chưa đạt yêu cầu chiếm 12,8%
- Dụng cụ thay băng và thủ thuật dùng riêng cho mỗi người bệnh :
Có :  100%
Nhận xét : Các khoa Ngoại tổng hợp, Phụ sản, LCK đã được trang bị đủ 100% dụng cụ thủ thuật và thay băng dùng riêng cho từng người bệnh.
- Xử lý dụng cụ bẩn sau khi sử dụng :
Có : 95,7%
Không :  4,3%
Nhận xét : Sau khi sử dụng dụng cụ bẩn vẫn còn 4,3% xử lý chưa đúng qui định.
- Phân loại chất thải đúng qui định :
Có : 98,9%
Không :  1,1%
Nhận xét : Việc phân loại chất thải đã vào nề nếp. Tuy nhiên còn 1,1% chưa làm tốt cần phải khắc phục.
- Dẫn lưu kín vô khuẩn :
Có : 97,6%
Không :  2,4%
Nhận xét : Tình trạng các túi dẫn lưu để trên sàn nhà, trên giường là 2,4%
- Bình làm ẩm oxy bảo đảm vô khuẩn : 
Có :  94,7%
Không :  5,3%
Nhận xét : Bình làm ẩm oxy ở các khoa đã làm đúng theo quy trình, 5,3% chưa đạt cần phải chấn chỉnh ngay.
V. Bàn luận :
1. Dịch tể học :
Do đặc thù của điều dưỡng và hộ sinh nên tỷ lệ nữ chiếm nhiều hơn nam phù hợp với tỷ lệ chung của bệnh viện.
2. Kỹ năng thực hành : 
Rửa tay là biện pháp hiệu quả nhất trong kiểm soát lây truyền tác nhân gây bệnh. Qua kết quả nghiên cứu, gần một nửa đối tượng nghiên cứu không rửa tay trước khi làm thủ thuật, đây là vấn đề cần phải được chấn chỉnh sớm. Tuy nhiên sau khi làm thủ thuật thì đa số nhân viên đã thực hiện rửa tay theo quy định.
Phòng điều dưỡng phối hợp với khoa KSNK kiểm tra thường xuyên ở các khoa lâm sàng, nên quy trình rửa tay của nhân viên khá thành thạo, chỉ còn 2,1% là thực hiện chưa đúng theo quy trình.
Mục đích mang găng là nhằm bảo vệ người bệnh tránh sự lây truyền các tác nhân gây bệnh, ngăn cách không cho máu và dịch của người bệnh tiếp xúc với da tay của nhân viên y tế. Chưa sử dụng găng tay đúng 6,4% đa số rơi vào khoa nhi, cần chấn chỉnh nhằm bảo vệ cho bệnh nhân đặc biệt là nhân viên y tế trực tiếp làm các thủ thuật.
Mang khẩu trang nhằm bảo vệ cho người bệnh, cho nhân viên y tế. Có 1,1% không dùng khẩu trang khi thực hiện thủ thuật. Phòng điều dưỡng sẽ kiểm tra và đôn đốc thường xuyên hơn.
Không sát khuẩn nắp chai, lọ thuốc, dịch truyền vẫn còn nhiều đến 33%. Tình trạng này cần phải được chấn chỉnh ngay và nghiêm khắc xử lý những nhân viên không thực hiện đúng quy trình tiêm thuốc và truyền dịch.
Thời gian lưu kim luồn được quy định là 72 giờ. Vì thế phòng điều dưỡng quy định khi lưu kim phải có ghi ngày giờ để theo dõi. Nhưng nay vẫn còn 8% thực hiện chưa tốt gây khó khăn cho việc thay kim mới.
Có 12,8% khi thay băng sát khuẩn chưa đúng kỹ thuật, không tuân thủ theo nguyên tắc vô trùng tỷ lệ còn khá cao. Phòng điều dưỡng đã có kế hoạch chấn chỉnh trong thời gian tới.
Các khoa Ngoại tổng hợp, Phụ sản, LCK đã được trang bị đầy đủ dụng cụ thay băng và làm thủ thuật riêng cho từng người bệnh. Việc phân loại chất thải y tế đã thực hiện rất tốt. Tuy nhiên dụng cụ bẩn sau khi sử dụng vẫn còn xử lý chưa đúng theo quy trình 4,3%. Phòng điều dưỡng sẽ phối hợp với khoa KSNK để kiểm tra và chấn chỉnh .
Tình trạng các túi dẫn lưu để trên sàn, trên giường còn 2,4%. Phòng điều dưỡng sẽ tiếp tục có biện pháp chấn chỉnh để thực hiện tốt hơn. Bình làm ẩm oxy của các khoa đã làm đúng theo quy trình, còn 5,3% chưa đạt. Hướng tới sẽ khắc phục và tốt hơn.
VI. Kết luận :
Thực hành rửa tay của điều dưỡng và hộ sinh trước khi làm thủ thuật là vấn đề nổi trội cần chấn chỉnh sớm, các kỹ thuật cơ bản còn thiếu sót cần khắc phục, sát khuẩn khi tiêm thuốc, truyền dịch chưa đạt yêu cầu. Tình trạng không sát khuẩn nắp chai, lọ thuốc còn nhiều. VII. Kiến nghị : 
Phòng điều dưỡng sẽ có những kế hoạch, biện pháp cụ thể để chấn chỉnh trình Giám đốc phê duyệt phối hợp với các khoa và khoa KSNK để thực hiện.
VIII. Tài liệu tham khảo :
Sách KSNK cho nhân viên y tế tuyến cơ sở xuất bản tại Hà Nội tháng 8 năm 2012.\
Quy chế bệnh viện do Bộ Y Tế ban hành
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Liên kết

Thống kê truy cập

Trực tuyến 5
Hôm nay 272
Hôm qua 773
Cao nhất (29.03.2024) 6648
Tổng cộng 1,140,513