Hotline: 0967 81 17 17 | 0613 851 532
 
Time 15.12.2015 01:39 | View 11,890
ĐẶT VẤN ĐỀ :

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Theo nhiều báo cáo của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn trong và ngoài nước

Để tìm hiểu vấn đề này tại Bệnh viện ĐKKV Định Quán

 Mục tiêu :

Xác định tỉ lệ  kiến thức, thái độ và  hành vi  đúng  NVYT tại các khoa lâm sàng về vệ sinh tay thường quy.

Xác định tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT  tại các khoa lâm sàng.

Đánh giá  một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ và hành vi về vệ sinh tay thường quy NVYT  tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện ĐKKV Định Quán 

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu :

2.1.Thiết kế nghiên cứu

Mô tả cắt ngang, quan sát mô tả trực tiếp việc thực hành rửa tay, điền vào phiếu điều tra chuẩn, đồng thời phỏng vấn và điền vào bộ câu hỏi được thiết kế sẳn.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu :

Thời gian quan sát :từ 06 tháng 05 năm 2015 đến 06 tháng 09 năm 2015  trong khoản từ 8-11h và 13h30 – 15h30.

Địa điểm quan sát: Tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện.

Đối tượng nghiên cứu :

Bác sỹ, Điều Dưỡng, Nữ Hộ Sinh,Hộ lý đang làm việc tại các khoa lâm sàng ( NỘI, NGOẠI, SẢN, NHI, NHIỄM, LCK, KKB, YHCT, HSTC&CĐ, PTGMHS)

Phương pháp lấy mẫu :

Các thành viên trong nhóm nghiên cứu sẽ trực tiếp phỏng vấn riêng lẽ từng NVYT  đang công tác tại các  khoa lâm sàng theo bộ câu hỏi được thiết kế dựa trên phiếu đánh giá kiến thức vệ sinh tay được thiết kế sẳn.

Kết hợp quan sát thực tế và điền vào phiếu quan sát.

Cỡ mẫu :

Cở mẫu lấy trọn ( các bác sỹ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, Hộ lý  tại các khoa lâm sàng)

Tiêu chuẩn loại mẫu: Các Bs, ĐD NHS không làm công tác chăm sóc bệnh nhân( hành chánh khoa)

Phương pháp thống kê :

  • Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý với phần mềm Epi info 2000 

3.KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN :

Kiến thức về Vệ sinh tay :


Kiến thức về tác nhân NKBV :



Thái độ của đối tượng về các thời điểm rửa tay :



Mối liên quan giữa thái độ đúng về 5 thời điểm VST và một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu :

Biến số

(n =220)

Thời điểm
1

Thời điểm
2

Thời điểm 3

Thời điểm
4

Thời điểm
5

Tỉ lệ %

Tỉ lệ
%

Tỉ lệ
%

Tỉ lệ
%

Tỉ lệ %

Trình độ chuyên môn

BS

14

16

15

16

15

ĐD

65

66

67

67

65

NHS

21

18

18

17

20

Thâm

niên

công

tác

<5

47

51

50

51

46

5-10

19

17

18

17

20

11-15

7

6.5

6.8

6.5

8

16-20

6

7

7.3

7

6

>20

22

19

18

19

20

 

Nhận xét : - Nhìn chung Điều dưỡng có thái độ đúng về các thời điểm vệ sinh tay cao hơn Nữ hộ sinh và Bác sỹ.

                 - Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thâm niêm công tác của các bác sỹ,điều dưỡng, nữ hộ sinh và kiến thức đúng về các thời điểm VST.

Hành vi của đối tượng với việc tuân thủ VST thường quy :

  • Sau khi phỏng vấn các đối tượng, nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành quan sát sự tuân thủ VST của các đối tượng. Và nhóm đã quan sát được 2442 cơ hội có vệ sinh tay của các đối tượng. Kết quả như sau:

Tỉ lệ Tuân thủ Vệ sinh tay :



Tỉ lệ tuân thủ VST theo nhóm : 


                              Với p<0.05 

Tỉ  lệ tuân thủ VST theo khoa :


                                                Với p<0.05 

KẾT LUẬN :

- 94.5% các bác sỹ, điều dưỡng, NHS  tại các khoa lâm sàng đã hiểu đúng khái khái niệm vệ sinh tay. 98% đối tượng nghiên cứu cho rằng vệ sinh tay là biện pháp quan trọng và đơn giản nhất để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện và các vi khuẩn kháng thuốc.

- 29% các bác sỹ, điều dưỡng, NHS có kiến thức chưa đúng về thời gian thích hợp đểvệ sinh tay.

- Số cán bộ có thái độ đúng về 3 thời điểm vệ sinh tay (trước khi làm thủ thuật, sau khi  tiếp xúc với người bệnh, sau  khi tiếp  xúc với máu,  dịch tiết)  chiếm tỷ lệ cao nhất: : 97,7%; 93,6%; 98,2%.

- Tỉ lệ tuân thủ VST là 50.49%

- Tuy kiến thức của các đối tượng về VST rất tốt nhưng hành vi đối với VST của các đối tượng chưa thực sự tốt.


Đề xuất :

  • Bệnh viện cần tổ chức tập huấn, đào tạo về vệ sinh tay để nâng cao kiến thức, tầm quan trọng của nhân viên y tế về hoạt động này, đặc biệt chú ý sự tham gia của đối tượng bác sỹ và NHS
  • Treo tranh ảnh tuyên truyền về lí do cần rửa tay trong phòng bệnh cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân rửa tay trước khi vào phòng bệnh.
  • Trang bị đầy đủ phương tiện phục vụ việc rửa tay như: lavabo rửa tay trong các bệnh phòng, khăn lau tay, dung dịch rửa tay nhanh (Microshield* handrub), rửa tay nhanh bằng alcohol sát khuẩn
  • Đối với lãnh đạo khoa: tăng cường giám sát nhắc nhở trong giao ban 1 lần/tuần.

Tài liệu tham khảo :

  • Một số tài liệu tham khảo đã in trong kỷ yếu 


Liên kết

Thống kê truy cập

Trực tuyến 10
Hôm nay 175
Hôm qua 303
Cao nhất (29.03.2024) 6648
Tổng cộng 1,268,633