Hotline: 0967 81 17 17 | 0613 851 532
 
Time 15.07.2015 08:01 | View 11,520

1. Mục đích

Quy định thống nhất quy trình quản lý chất thải rắn y tế trong bệnh viện nhằm làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và độc hại từ chất thải sang người bệnh, nhân viên y tế và ra ngoài cộng đồng; góp phần tạo dựng môi trường bệnh viện an toàn, “Xanh - Sạch - Đẹp”.

2. Phạm vi áp dụng

Mọi đối tượng trong bệnh viện: Nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân.

3. Thuật ngữ và từ viết tắt

3.1.Giải thích thuật ngữ:

  • Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
  • Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn.
  • Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
  • Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải chính xác.
  • Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới.
  • Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới.
  • Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ và tiêu hủy.
  • Nhân viên y tế: Nhân viên đang học tập, công tác trong bệnh viện (nhân viên bệnh viện, nhân viên của các đơn vị thực hiện các dịch vụ trong bệnh viện, học viên đang học tại bệnh viện).

    3.2.Từ viết tắt:

  •  QLCT: Quản lý chất thải
  •  NVYT: Nhân viên y tế
  •  KSNK: Kiểm soát nhiễm khuẩn

4. Nội dung quy trình

Trách nhiệm

Các bước thực hiện

Mô tả công việc




NVYT, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân

Oval: Phân loại Cô lập chất thải

  • Xác định các nhóm chất thải y tế :
    • Chất thải lây nhiễm
    • Chất thải hoá học nguy hại
    • Chất thải phóng xạ
    • Bình chứa áp suất.
    • Chất thải thông thường.
  • Phân loại chất thải ngay sau khi phát sinh, thải bỏ và cô lập vào phương tiện thu gom phù hợp với từng loại chất thải theo quy định.

Tuyệt đối không cô lập chất thải sắc nhọn với các chất thải khác, không để lẫn chất thải lây nhiễm với chất thải thông thường, chất thải tái chế với các chất thải khác.

NVYT chuyên trách xử lý chất thải tại khu vực phát sinh chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao


Xử lý ban đầu



  • Chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm có nguy cơ lây nhiễm cao: găng tay, lam kính, ống nghiệm, môi trường nuôi cấy, các dụng cụ lưu giữ các tác nhân lây nhiễm, bệnh phẩm, túi đựng máu... Phải được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải bằng phương pháp ngâm chất thải trong dung dịch Cloramin B 1- 2% hoặc Javen 1- 2% trong thời gian tối thiểu 30 phút.

Điều dưỡng, hộ lý, nhân viên ngoại cảnh khoa KSNK


Thu gom


  • Nhân viên phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân: găng tay, khẩu trang, tạp dề khi thu gom chất thải.
  • Chất thải được thu gom vào các thùng túi theo đúng quy cách, mầu sắc quy định .
  • Chất thải sắc nhọn thu gom vào hộp kháng thủng mầu vàng có biển hiệu nguy hại sinh học và có dòng chữ ”không được đựng quá vạch này”
  • Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao sau khi được xử lý ban đầu, thu gom vào túi nilon màu vàng như chất thải lây nhiễm




Hộ lý các khoa

Nhân viên ngoại cảnh khoa KSNK


Vận chuyển chất thải tới nơi thu gom chất thải tập trung


  • Nhân viên vận chuyển chất thải phải mang quần áo bảo hộ, khẩu trang, gang tay trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Vận chuyển chất thải từ nơi phát sinh chất thải đến nơi thu gom chất thải tập trung của bệnh viện bằng xe chuyên dụng, ít nhất mỗi ngày một lần và khi cần
  • Phương tiện vận chuyển chất thải sau mỗi lần sử dụng được làm vệ sinh tại khu thu gom chất thải tập trung và lưu giữ tại nơi quy định của các đơn vị.

Hộ lý các khoa

Nhân viên ngoại cảnh khoa KSNK

Giao nhận chất thải



  • Hộ lý tại các khoa bàn giao chất thải cho Nhân viên ngoại cảnh khoa KSNK . Số lượng từng loại chất thải được ghi vào sổ bàn giao có đủ chữ ký người giao, người nhận.

Nhân viên ngoại cảnh khoa KSNK

Lưu giữ tập trung chất thải



  • Chất thải được lưu giữ riêng từng loại tại nơi thu gom chất thải tập trung được thiết kế theo tiêu chuẩn quy định
  • Nơi thu gom chất thải tập trung phải luôn có đủ phương tiện thu gom chất thải, vệ sinh tay, tắm rửa, phương tiện bảo hộ và vệ sinh cá nhân, hóa chất vệ sinh bề mặt
  • Không lưu giữ chất thải trên sàn nhà.
  • Thời gian lưu giữ chất thải tối đa là 48 giờ.




Nhân viên ngoại cảnh khoa KSNK

Xử lý – Tiêu huỷ



  • Tái chế chất thải thông thường: theo Hướng dẫn tái chế chất thải
  • Khử khuẩn hộp kháng thủng: Hộp thu gom chất sắc nhọn (bơm, kim tiêm) đươc khử khuẩn bằng dung dịch Javen 1% (xem phụ lục 03).
  • Xử lý chất thải phóng xạ: Chất thải phóng xạ sau khi chờ hết thời gian bán rã được xử lý như chất thải lây nhiễm
  • Với chất thải thông thường không tái chế được bàn giao cho Công ty HTX.TM &DV Phú lợi.
  • Chất thải nguy hại được đốt tại lò đốt công nghiệp của Bệnh viện. Số lượng rác đốt từng loại được ghi vào sổ theo dõi mỗi lần đốt.




Trưởng khoa KSNK


Thực hiện đào tạo lý thuyết




  • Thực hiện đào tạo lý thuyết cho NVYT tại bệnh viện
  • Trưởng khoa KSNK tổ chức tập huấn; Quy định quản lý chất thải trong toàn bệnh viện cho NVYT và các thành viên mạng lưới KSNK.
  • Đánh giá kết quả đào tạo trước và sau: tập huấn




Trưởng khoa KSNK, Trưởng Phòng Hành chính quản trị.


Oval: Trang bị phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải

  • Khoa KSNK lập kế hoạch, tổ chức khảo sát và lập dự trù phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định cho tất các khoa trong toàn bênh viện để trình Ban giám đốc xem xét, phê duyệt .
  • Phòng Hành chính quản trị mua phương tiện căn cứ dự trù đã được Ban giám đốc phê duyệt và bàn giao lại cho khoa KSNK.
  • Khoa KSNK tổ chức cấp phát phương tiện cho các khoa trong bệnh viện.


 
QUY TRÌNH TÁI CHẾ HỘP KHÁNG THỦNG 

  1. Phương tiện:
  • Phương tiện phòng hộ cá nhân: Găng tay, khẩu trang, ủng/dép, tạp dề.
  • Thùng đựng hoá chất khử khuẩn.
  • Hoá chất khử khuẩn: Javel 1 - 2%
    1. Quy trình thực hiện:
  • Nhân viên mang đẩy đủ phương tiện phòng hộ các nhân (gang tay, khẩu trang, ủng/dép).
  • Dùng panh mở nắp hộp và loại bỏ hết chất thải trong hộp vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm.
  • Ngâm ngập hộp chất thải sắc nhọn vào hoá chất khử khuẩn (dung dịch Javel 1 -2%) trong 15 phút.
  • Vớt ra, cọ rửa lại hộp và tráng lại bằng nước sinh hoạt.
  • Lau khô hoặc để ráo.
  • Cấp phát sử dụng lại.

     

    1. Yêu cầu chuyên môn:
  • Phương tiện phải sạch, khô, đảm bảo tính năng sử dụng.
  • Phương tiện sau khi khử khuẩn phải đạt tiêu chuẩn khử khuẩn dụng cụ y tế.

 

                                                                                                                              GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN ĐKKV ĐỊNH QUÁN

 

 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIÊU CHUẨN PHƯƠNG TIỆN THU GOM VẬN CHUYÊN

CHẤT THẢI RẮN TRONG BỆNH VIỆN

 

  1.  Mã mầu sắc:
  • Mầu vàng đựng CTLN.
  • Mầu đen đựng chất thải hoá học nguy hại và chất thải phóng xạ.
  • Mầu xanh đựng CTTT và các bình có áp suất nhỏ.
  • Mầu trắng đựng CTTC.
  • Từng thùng túi đựng chất thải phải tuân theo đúng mã mầu sắc theo quy định.

     

    1. Túi đựng chất thải:
  • Túi màu vàng và mầu đen phải làm bằng nhựa PE hoặc PP, không dùng nhựa PVC.
  • Túi đựng chất thải y tế có thành dầy tối thiểu 0.1 mm, kích thước túi phù hợp với lượng chất thải phát sinh, Bên ngoài túi phải có đường kẻ ngang ở mức ¾ túi và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”

     

    1. Hộp đựng chất thải sắc nhọn:
  • Mầu vàng, thành và đáy cứng không bị xuyên thủng, có khả năng chống thấm, kích thước phù hợp, có nắp đóng mở dễ dàng, miệng hộp đủ lớn để cho vật chất thải sắc nhọn vào mà không cần lực đẩy, có quai hoặc kèm hệ thống cố định.
  • Có dòng chữ “CHỈ ĐỰNG CHẤT THẢI SẮC NHỌN” và có vạch báo hiệu ở mức 3/4 hộp và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.
  • Khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài.

     

    1. Thùng đựng chất thải
  • Bằng nhựa có tỷ trọng cao, thành dầy và cứng hoặc làm bằng kim loại có nắp đậy mở bằng đạp chân. Những thùng có dung tích 50 lít trở lên cần có bánh xe đẩy.
  • Đói với chất thải phóng xạ, thùng đựng phải làm bằng kim loại.
  • Dung tích thùng tuỳ thuộc vào từng loại chất thải phát sinh, từ 10 lít đến 250 lít
  • Bên ngoài thùng phải có vạch báo hiệu ở mức 3/4 thùng và ghi dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”

     

    1. Biểu tượng chỉ loại chất thải
  • Mặt ngoài túi, thùng đựng một số loại chất thải nguy hại và CTTC phải có biểu tượng chỉ loại chất thải phù hợp:
  • Túi thùng mầu vàng đựng CTLN có biểu tượng nguy hại sinh học.
  • Túi, thùng mầu đen đựng chất thải gây đoọc tế bào có biểu tượng gây độc tế bào.
  • Túi thùng mầu đen đựng chất thải phóng xạ có biểu tượng chất phóng xạ.
  • Túi thùng mầu trắng đựng CTTC có biểu tượng CTTC

Liên kết

Thống kê truy cập

Trực tuyến 3
Hôm nay 42
Hôm qua 773
Cao nhất (29.03.2024) 6648
Tổng cộng 1,140,283