Hotline: 0967 81 17 17 | 0613 851 532
 
Time 15.12.2015 09:14 | View 4,482
Hội nghị Quốc tế và Dân số Phát Triển năm 1994 đã đưa ra định nghĩa như sau : Sức khỏe sinh sản là sự hoàn toàn thoải mái về thể chất lẫn tinh thần mà cả về những quan hệ xã hội, đây không phải là tình trạng của bộ máy sinh sản không có bệnh tật, không bị bất lực mà còn là tiến trình hoạt động của bộ máy này với đầy đủ các chức năng. Đó là sự duy trì và bảo vệ nòi giống, vấn đề quan hệ tình dục, thai nghén, sinh để, viêm nhiễm sinh dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục....và đưa ra 10 nội dung.
1. Thông tin, giáo dục, truyền thông rộng rãi về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.
2. Làm mẹ an toàn.
3. Kế hoạch hóa gia đình.
4. Giảm thiểu thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn.
5. Phòng ngừa và điều trị vô sinh.
6. Chăm sóc SKSS và sức khỏe tình dục cho thanh thiếu niên.
7.Phòng chống các bệnh nhiễm trùng sinh dục.
8. Phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
9. Phát hiện sớm, và điều trị ung thư vú và ung thư sinh dục.
10. Giáo dục về tình dục và giới tính.

Ngoài ra nó còn là chiến lược Quốc Gia trong chăm sóc sức khỏe sinh sản là hạ thấp tỉ lệ tử vong mẹ và tử vong trẻ em, chuẩn hóa các hoạt động chuyên môn, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản và hạn chế tối đa các sai sót chuyên môn có thể xảy ra [ 2]. BVĐKKV Định Quán là Bệnh viện loại II, là Bệnh Viện khu vực miền núi mà mức sống người dân nơi đây còn thấp chủ yếu sống bằng nông nghiệp, trình độ dân trí chưa cao 40,6% [3], giao thông đi lại khó khăn nên nhận thức người dân về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em và đặc biệt chăm sóc sức khỏe sinh sản còn hạn chế phong tục tập quán lạc hậu dẫn đến tỉ lệ nạo phá thai cao (số liệu Khoa sản 2014)… Vì vậy chúng tôi làm đề tài CSSKSS  vấn đề rất cần thiết  để  đánh giá đúng thực trạng và xây dựng nâng cao CSSKSS cho phụ nữ 2 huyện Định Quán, Tân Phú nói chung và phụ  nữ  các vùng lân cận nói riêng

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
1.Mục tiêu tổng quát: 
Đánh giá thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản tại khoa phụ sản BVĐKKV Định Quán. 
2. Mục tiêu cụ thể: 
+ Xác định tỉ lệ phụ nữ được khám thai định kỳ ít nhất là 3 lần. 
+ Xác định tỉ lệ phụ nữ hiện mắc nhiễm khuẩn đường sinh sản dưới trên tổng  số phụ nữ được khám phụ khoa. 
+ Xác định tỉ lệ phụ nữ  sử dụng các biện pháp tránh thai. (đặt vòng, thuốc, BCS…) 

 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1.Đối tượng nghiên cứu: 
1.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: 
- Phụ nữ không mắc bệnh tâm thần. 
- Tất cả thai phụ đến khám thai, khám phụ khoa tại khoa phụ sản BVĐKKV Định Quán đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. 
1.3. Tiêu chuẩn loại trừ: 
- Phụ nữ  không đồng ý tham gia nghiên cứu. 
- Phụ nữ thần kinh bất thường. 
- Phụ nữ đang có kinh, rong kinh , rong huyết 
1.4. Cỡ mẫu:lấy mẫu thuận tiện 
- Tỉ lệ phụ nữ đi khám thai định kỳ ít nhất là 3 lần: n =109 
- Tỉ lệ phụ nữ hiện mắc nhiễm khuẩn đường sinh sản : n =74 
- Tỉ lệ phụ nữ  sử dụng các biện pháp tránh thai. (đặt vòng, thuốc, BCS…) : n =74 

2.Phương pháp nghiên cứu: 
2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang 
* Một số khái niệm: 
- Khám thai đinh kỳ: Để phát hiện các bệnh tiềm ẩn của thai nhi và thai phụ, những nguy cơ có thể gây ra và những tai biến xảy ra khi mang thai và khi sanh nở. Theo quy định của Bộ y tế ( 4620 /QĐ – BYT) khi mang thai, thai  phụ nên đi khám thai định kỳ ít nhất là 3 lần: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. 
- Nhiễm khuẩn đường sinh dục: Viêm nhiễm đường sinh dục dưới của người phụ nữ bị nhiễm trùng từ ngoài vào, làm viêm lớp bề mặt của bộ phận sinh dục. Nếu sau khi bị viêm nhiễm mà không chẩn đoán và xử trí tốt dễ để lại những hậu quả tổn thương  đường sinh dục  ảnh hưởng đến sinh sản.[4] 
- Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ): là chủ động có con theo ý muốn của tất cả các cặp vợ chồng nhằm điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con. Không để dẫn đến phá thai, hoặc đẻ quá nhiều con, đẻ quá dầy, đẻ khi còn quá trẻ. 
2.2. Kỹ thuật thu thập số liệu: 
- Thiết kế bộ câu hỏi 
-Tiến hành thu thập số liệu thông qua bộ câu hỏi, qua phỏng vấn trực tiếp 
2.3.Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 
- Khoa phụ sản BVĐKKV  Định Quán từ tháng 4/2015- 9/2015 
2.4.Xử lý và phân tích số liệu: 
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Từ tháng 4/2015- 9/2015 tại phòng khám khoa phụ sản BVĐKKV Định Quán, qua quá trình phân tích và xử lý số liệu chúng tôi thu được kết quả như sau: 
 1. Tuổi: 

Tuổi

Khám Thai (n = 109)

Khám Phụ Khoa (n = 74)

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

< 18

5

4,6

2

2,7

18- 35

98

89,9

56

75,7

36-40

6

5,5

11

14,9

41-50

0

0

3

4,0

> 50

0

0

2

2,8

Tổng cộng

109

100

74

100

* Nhận xét:  Tuổi phụ nữ có thai đi khám thai từ 18- 35 tuổi có 98 người chiếm tỷ lệ cao nhất: 89,9%, đây cũng là lứa tuổi khám phụ khoa cao nhất 56 người chiếm tỷ lệ 75,7% là lứa tuổi sinh sản dễ mắc bệnh phụ khoa nhất. 

 

3. Nghề nghiệp: 
Biểu  đồ 2 phân bố theo nghề nghiệp 

Nhận xét: 
- Trình độ học vấn học hết cấp III chiếm tỷ lệ cao nhất: Khám thai 50 người chiếm 45,9%, phụ khoa 30 người chiếm tỷ lệ 40,5% 
 

3. Nghề nghiệp: 
Biểu  đồ 2 phân bố theo nghề nghiệp 

Nhận xét:  Nhìn chung  nghề nghiệp chủ yếu là nội trợ: khám thai 49 người chiếm tỷ lệ 45%, Phụ khoa 26 người chiếm tỷ lệ 35,1% 

4. Số con:

Bảng 2 : Theo số con (n=109)

Số con,

số lần

Đủ tháng

Thiếu tháng

Số lần lẩy thai

Số lần có thai ngoài tử cung

Tần số (n)

Tỷ lệ

(%)

Tần số (n)

Tỷ lệ

(%)

Tần số (n)

Tỷ lệ

(%)

Tần số (n)

Tỷ lệ

(%)

1

61

56

5

4,6

6

5,5

1

0,9

2

28

25,7

2

1,8

2

1,8

1

0,9

≥ 3

20

18,4

1

0,9

1

0,9

0

0

Tổng cộng

109

100

8

7,3

9

8,2

2

1,8

Nhận xét:
- Số phụ nữ sinh  một con,  đủ tháng chiếm tỉ lệ cao  56%       

 

5. Số phụ nữ có thai đi khám thai: 
Biểu đồ 3  số lần khám thai 

Nhận xét:  Số phụ nữ có thai đi khám thai  ≥ 3 lần trở lên chiếm tỷ lệ cao: 77,1% 

 

6. Số phụ nữ có thai được tiêm VAT

Bảng 3 số phụ nữ tiêm VAT

Tiêm VAT

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Không tiêm

2

1,8

Mũi 1

40

36,7

Mũi 2

58

53,2

Mũi 3

9

8,3

Tổng cộng

109

100

 Nhận xét:  Chỉ có 2 phụ nữ có thai mà không tiêm VAT chiếm tỷ lệ: 1,8% 

7. Số phụ nữ có thai được uống  sắt:

Bảng 4 số phụ nữ được uống viên sắt

Uống sắt

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Không uống

6

5,5

Có uống

103

94,5

Tổng cộng

109

100

Nhận xét:  Có 6 phụ nữ có thai mà không uống viên sắt chiếm tỷ lệ 5,5% 

8. Số phụ nữ có thai đi khám thai và được dự đoán ngày sanh:

Bảng 5 số phụ nữ khám thai được dự đoán ngày sanh

Dự đoán ngày sanh

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Không

6

5,5

103

94,5

Tổng cộng

109

100

* Nhận xét: Đa số phụ nữ có thai đi khám thai đều được dự đoán ngày sanh có 103 người chiếm tỷ lệ 94,5% 

9.Số phụ nữ nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới:

Bảng 6 số phụ nữ nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới

Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới

 

Tần số (n)

 

Tỷ lệ (%)

Hiện mắc bệnh

54

73,0

Không mắc bệnh

18

24,3

Khác

2

2,8

Tổng cộng

74

100

* Nhận xét: Số phụ nữ nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới chiếm tỷ  lệ cao 73%

 

 

Nhận xét: Tránh thai bằng phương pháp tránh thai tự nhiên chiếm tỷ lệ  45,9% 

 

V. BÀN LUẬN

- Trên bảng 1 sự phân bố theo lứa tuổi tập trung chủ yếu 18-35 tuổi chiếm tỷ lệ 89,8% (KT), 75,5%  đây là lứa tuổi sinh sản và nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới cũng thường gặp ở lứa tuổi này.Tuy nhiên bên cạnh đó có 5 phụ nữ < 18 tuổi có thai chiếm tỷ lệ 4,6%,  điều này ảnh hưởng rất nhiều  SKSS (sức khẻo sinh sản) .

 -Trình độ học vấn  cấp III chiếm tỷ lệ cao 45,9%(KT), 40,5 % (PK), chứng tỏ rằng phù hợp với sự phát triển của xã hội  hiện nay và  họ nâng cao khả năng  nhận thức, lợi ích chăm sóc sức khỏe trên biểu đồ 1 phân bố theo trình độ học vấn. Bên cạnh đó  tuy là khu vực vùng sâu, vùng xa mà  chủ yếu trình độ học vấn là cấp III nhưng  nghề nghiệp của họ chủ yếu là nội trợ chiếm tỷ lệ 45% (KT), 35,1% (PK)  và  công nhân  chiếm tỷ lệ 23,9% (KT), 27% (PK), cho thấy có sự thay đổi rất lớn về nghề nghiệp. Theo nghiên cứu BS Huỳnh trúc Dung BVĐKKV Định Quán ( 2014) [5] người phụ nữ sống chủ yếu là  làm rẫy  chiếm tỷ lệ 60%. Đây cũng là điều kiện thuận lợi về nhận thức chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Cũng trên bảng 2 theo số con,  số phụ nữ chỉ sanh 1 con chiếm tỷ lệ 56%,  2 con : 25,7%,  3 con : 18,3% cho ta thấy rằng  số phụ nữ  chỉ sanh 1 con cao và sanh con thứ 3 thấp đi,  chứng tỏ rằng người phụ nữ chủ động trong vấn đề sanh đẻ  và có nhận thức khác hơn trong SKSS. Bên cạnh đó vẫn còn sanh non và sẩy thai chiếm tỷ lệ thấp điều này cho thấy rằng phụ nữ chủ động trong vấn đề sanh ít con không phải là là do nguyên nhân sẩy thai hay sanh non mà chủ động sanh ít. 

- Trên biểu đồ 3 về số lần khám thai cho thấy số phụ nữ có thai đi khám thai định kỳ  ≥ 3 lần trở lên chiếm tỷ lệ cao77,1% người phụ nữ nhận thức được tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ để phát hiện được các dấu hiệu bất thường của mẹ và  thai.

 - Cũng ở bảng 3 số thai phụ được tiêm VAT mũi 1: 36,7%, mũi 2: 53,2% và chỉ số ít thai phụ  không tiêm VAT chiếm 1,8%  điều này cũng cho ta thấy rằng các bà mẹ cũng tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế, tiêm VAT đầy đủ phòng uốn ván cho trẻ sơ sinh.

- Số bà mẹ được uống sắt chiếm tỷ lệ cao 94,5%  thể hiện ở bảng 4, cho thấy rằng các bà mẹ nhận thức được tầm quan trọng của uống viên sắt trong quá trình mang thai. Phòng tránh các tai biến như đẻ non, dị tật thai nhi, băng huyết sau sanh… nếu thiếu sắt.

- Bên cạnh đó ở bảng 5  số thai phụ được dự đoán ngày sanh chiếm tỷ lệ  cao 94,5% thai phụ biết được ngày sanh của mình  và chủ động trong vấn đề sanh đẻ .

- Trên bảng 6 số Phụ nữ nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới cao 73%. Điều này phù hợp  với nghiên cứu TS. BS Phạm Thu Xanh (2014) [6]  NKSDD  ( nhiễm khuẩn sinh dục dưới) 82,4%. Một nghiên cứu nữa của BS Vũ Bá Hòe (2011) [7]  NKSDD 62,9%, và nghiên cứu BS Trần Uy Lực (2012) [8]  NKSDD 94,5 %.   

Nhiễm khuẩn sinh dục dưới chiếm tỷ lệ cao phụ thuộc nhiều yếu tố như: kinh tế, xã hội…và do nhiều nguyên nhân khác nhau như :  vệ sinh cá nhân, vệ sinh khi giao hợp hoặc do lối sống của người phụ nữ nhiều bạn tình…nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới, ngoài khám lâm sàng và  xét nghiệm là nhuộm gram và soi tươi, nên nhiễm khuẩn sinh dục dưới chỉ ở mức độ đơn thuần, khó phát hiện tổn thương khác như ung thư cổ tử cung .

 - KHHGĐ trên biểu đồ 4: DCTC (dụng cụ tử cung): 24,3%, thuốc uống ngừa thai: 14.9%, bao cau su: 9,5%, thuốc tiêm: 2,7%, đây là các biện pháp tránh thai cao nhưng số phụ nữ áp dụng các biện  tránh thai này lại rất thấp, Đặc biệt là biện pháp tránh thai tự nhiên chiếm tỷ lệ rất cao tới: 45,9%. Đây là biện pháp tránh không an toàn và không hiệu quả. 

 

VI.KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu về tình hình chăm sóc sức khỏe sinh sản tại BVĐKKV Định Quán chúng tôi rút ra kết luận như sau:

- Khám thai định kỳ: Các bà mẹ thực hiện tốt khám thai định kỳ,  đồng  thời sớm phát hiện được nhưng nguy cơ có thể gây ra và những tai biến có thể xảy ra khi mang thai và khi sanh,  các bà mẹ đi khám thai định kỳ đạt  tỷ lệ cao 77,1%

- Tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới khá cao 73%.

- Sử dụng các biện pháp tránh thai đạt hiệu quả cao còn hạn chế chủ yếu tránh thai bằng phương pháp tự nhiên chiếm  tỷ lệ rất cao 45,9%. 

VII.KIẾN NGHỊ

         Từ kết quả thu được cho thấy cho thấy nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới chỉ ở mức độ viêm nhiễm đơn thuần. Cần nâng cao hơn nữa về chất lượng chẩn đoán nhiễm khuẩn đường sinh sản như : tầm soát phát hiện sớm ung thư CTC bằng Papsmear đây là kỹ thuật đơn giản, rẻ tiền, ít tốn kém.

- Tăng cường tư vấn, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và KHHGĐ có chất lượng cao .

- Thực hiện đa dạng hóa các biện pháp tránh thai ( BPTT) phù hợp trên cơ sở đảm bảo tính sẵn có của BPTT.

- Tập trung tuyên truyền về lợi ích, cách sử dụng BPTT có hiệu quả.

- Tăng cường nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản và KHHGĐ cho phụ nữ

- Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng  cho nhân viên y tế

- Bổ sung nhân lực cho khoa phụ sản cả BS, NHS 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Sách  sản phụ khoa Trường ĐHYD TPHCM.PGS.TS. Trần Thị lợi ( Trang 1026-1031).
  2. Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe Sinh Sản (4620QĐ-BYT)- 2009.
  3. Đề tài nghiên cứu khoa học của BS. Nguyễn Văn Danh .Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh.  Bệnh Viện ĐKKV Định Quán (2014)  (trang 164)
  4. Sách Điều Dưỡng Sản Phụ khoa. NXB Y Học Ba Đình Hà Nội ( trang 213)
  5. Đề tài nghiên cứu khoa học của BS. Huỳnh Trúc Dung. Phá Thai Nội Khoa .Bệnh Viện ĐKKV Định Quán (2014) (trang 58)
  6. Luận án TS. BS. Phạm Thu Xanh. Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới trường.   ĐHYK Thái Bình (2014) ( trang11)
  7. Đề tài nghiên cứu khoa học của BS. Vũ Bá Hòe Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới. Hải Phòng (2011)  (trang 20)
  8. Đề tài nghiên cứu khoa học của BS. Trần Uy Lực Nhiễm khuẩn đường sinh   dục dưới. Hà Nội (2012)  (trang 29)

 


 

 

 

Liên kết

Thống kê truy cập

Trực tuyến 18
Hôm nay 184
Hôm qua 303
Cao nhất (29.03.2024) 6648
Tổng cộng 1,268,642